Similar topics
CLOCK
Đăng Nhập
Latest topics
Chuyện của "quả táo Apple bị cắn dở"
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chuyện của "quả táo Apple bị cắn dở"
Chuyện của "quả táo Apple bị cắn dở"
"Cái chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống. Đó chính là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại đi những người già để mở đường cho những người trẻ... Steve Jobs". Biểu trưng quả táo cắn dở của hãng Apple mang đến cho tôi nhiều liên tưởng. Đó là trái cấm? Đó là quả táo mà Chúa ngăn cấm Adam và Eva ăn? Rốt cuộc thì Adam vẫn cắn, dù có bị đuổi khỏi vườn Địa đàng. Còn với nhà tỷ phú Steve Jobs - ông cũng... "cắn", nhưng không bị... đuổi khỏi thị trường! Thông điệp ngày xưa của Steve Jobs là “Take a bite” - cắn một miếng đi. Để tận hưởng cái thú được nếm trái cấm, quả táo minh triết.
“Hãy cứ khao khát. Hãy cứ dại khờ” . (Stay hungry. Stay foolish), Jobs vẫn nói. Bởi chỉ có mạo hiểm, mơ ước và sống đúng với đam mê của mình mới có thể thật sự thành công và mãn nguyện.
Hiện nay, khoảng 65% máy nghe nhạc MP3 là iPod, với khoảng 22 triệu chiếc được tiêu thụ, không chỉ ở thị trường Mỹ. Trong khi đó, iTunes kiểm soát 70% thị trường kinh doanh nhạc download. Và cả những thiết kế thanh lịch, gây sốt như iPhone, iPhone 3G, Macbook Air...Chính Steve Jobs, chứ không phải ai khác, với cương vị là người đồng sáng lập, kiêm Giám đốc điều hành Apple, đã cứu ngành công nghiệp âm nhạc đang rơi tự do bởi tác động của các dịch vụ tải nhạc, và chứng tỏ mình là một người “tạo ra xu hướng cho cả thế giới đi theo”.
Tin vào nghĩ khác, làm khác
Nói đến Apple, người ta nghĩ ngay đến sự sáng tạo. Sáng tạo từ việc tung ra sản phẩm mới, đến cách đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Hơn bất kì ai, giám đốc của Apple luôn tin tưởng vào sự khác biệt. Steve tin rằng thế giới luôn thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Và chính Steve, chứ không phải ai khác, tạo ra sự thay đổi ấy. Con người này thuộc nhóm những doanh nhân luôn có những phát ngôn mạnh mẽ, luôn quất những đòn nhạo báng vào các đối thủ của Apple. Không một CEO nào bướng bỉnh, ngoan cố như Jobs khi đưa ra những nguyên tắc riêng, cả tốt và xấu, cả hợp lý và không.
Chiến dịch quảng cáo góp phần không nhỏ vào thành công của hãng, có tên là “Think different”- nghĩ khác, nghĩa là tạo ra xu hướng mới, hướng đến sự tôn trọng tính đột phá trong tư duy, dù cho đó là những tư duy trái ngược với truyền thống.
Ngay bây giờ, Jobs vẫn xem mình là một nghệ sĩ, một “Tổng biên tập sáng tạo” của Apple. Ông xem bản thân là một người đồng sáng tạo ra 103 bản quyền của Apple, mọi thứ, từ giao diện của Ipod, đến hệ thống hỗ trợ thang máy bằng kính được dùng trong các cửa hàng bán lẻ của Apple.
Không chỉ sáng tạo trong kỹ thuật, Steve còn rất sáng tạo trong kinh doanh. Trong khi các công ty sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn vẫn thường triển khai hàng loạt các sản phẩm và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, thì Jobs áp dụng phương thức chỉ tập trung tối đa vào một dự án, để tránh việc phân tán tài chính và nhân lực. “Apple là một công ty 30 tỉ USD, nhưng chúng tôi lại có ít hơn 30 sản phẩm. Tôi không biết liệu điều này đã từng được thực hiện hay chưa. Nhưng chúng tôi muốn tập trung hơn nữa. Mọi người nghĩ rằng tập trung là nói “vâng” với thứ mà bạn phải tập trung vào. Nhưng nó hoàn toàn không phải vậy. Nó có nghĩa là nói không với hàng trăm ý tưởng hay khác đang có. Bạn phải lựa chọn cẩn thận. Tôi thực sự tự hào vì những điều chúng tôi không làm, cũng như những điều đã làm được”, Steve nói.
“Ví dụ rõ ràng nhất là chúng tôi đã bị ép hàng năm trời có theo đuổi PDA. Tôi nhận ra rằng 90% người sử dụng PDA chỉ lấy thông tin từ nó. Rất sớm, điện thoại di động sẽ làm điều này, và thị trường PDA sẽ chỉ còn lại một phần nhỏ không đáng kể.
Nếu chúng tôi nhảy vào PDA, ắt hẳn là Apple đã không đủ tài nguyên để làm Ipod. Chúng ta có thể sẽ không thấy nó xuất hiện”. Đồng thời, trong lúc các công ty có chiến thuật bán hàng qua mạng Internet, thì Steve lại thành lập hệ thống cửa hàng bán lẻ, một chiến thuật mang tên “dòng chảy ngược”.
Hệ thống bán lẻ giúp khách hàng tiếp cận trực tiếp với các sản phẩm mới của công ty. Các mặt hàng được trưng bày đẹp mắt và sang trọng, nhân viên sẵn sàng hướng dẫn sử dụng cho khách hàng một cách thành thạo.
Những ý tưởng mới liên tục ra đời, và nổi bật ở khả năng sẵn sàng tiếp cận thị trường bằng những sản phẩm mang tính mạo hiểm. Apple mạo hiểm là kẻ đi tiên phong trong công nghệ không dây, sản xuất thiết bị nghe nhạc di động và tung ra một cửa hàng bán nhạc trực tuyến.
Ai cũng hiểu rằng, rất khó để có thể giành được thành công ngay. Kẻ đi tiên phong đơn giản chỉ làm nhiệm vụ xác định tiềm năng của một thị trường non trẻ chưa ai khai thác. Nhưng tất nhiên, thực tế thì, như tất cả mọi người đều thấy, Apple đã tìm ra cách để thành công.
Hãng này luôn im lặng mỗi khi tung ra một sản phẩm mới. Nhưng ngay cả khi không có sự kín tiếng chiến thuật đó, thì vẫn luôn có sự háo hức chờ đợi và hồi hộp của các khách hàng mỗi đợt phát hành. Bởi dường như ý nghĩ Apple gắn liền với “đột phá” và “cách mạng” đã in sâu trong tiềm thức mỗi chúng ta.
Rất hiếm khi Steve Jobs và “quả táo cắn dở” của ông gây thất vọng cho người tiêu dùng.
Tin vào tình yêu
Một buổi sáng đầu năm 2004, Steve Jobs mời bác sĩ riêng tới khám định kì. Sau khi kiểm tra kĩ lưỡng, vị bác sĩ đưa ra một chẩn đoán điếng người: có một khối u ung thư trong lá lách của Steve. Và ông sẽ chỉ còn sống được vài tháng nữa.
Vui vẻ "tái sinh" chính là điều khiến Steve khác biệt với những ông chủ các hãng máy tính khác ở Silicon. (Ông cũng bỏ dở việc học ở ĐH Stanford giống như Bill Gates và Michael Dell, cũng chung tay gây dựng công ty khi mới khởi nghiệp như những người sáng lập Hewlett Packard hay Google...)
Sau mỗi lần thất bại hay gặp những biến cố lớn, dường như con người này càng trở nên sáng tạo và quyết liệt hơn. Steve luôn nhìn mọi thứ ở góc độ lạc quan, rằng đó chính là “phát minh độc đáo của cuộc sống. Và điều quan trọng là người ta có đủ sức dón nhận nó, đủ can đảm thích ứng với nó hay không”.
Căn bệnh mà Steve phải đối mặt là ung thư - một bệnh đã mặc định trong suy nghĩ của mỗi chúng ta, là một con quỷ phát triển âm thầm và không có thuốc chữa.
Mặc dù rất nhiều bác sĩ đã khẳng định: loại ung thư mà Jobs mắc phải, và cuộc phẫu thuật mà ông đã thực hiện, sẽ mang lại cho ông nhiều cơ hội sống hơn bao giờ hết. Nhưng không có gì là chắc chắn với ung thư cả.
Steve đã phát biểu tại một buổi lễ tốt nghiệp của ĐH Stanford, thật ra chỉ đơn giản là kể lại một chuỗi những câu chuyện của doanh nhân thành đạt, sau khi trải qua một cuộc đời đầy sóng gió: bỏ học ĐH, mày mò lắp ráp máy tính, bị đuổi khỏi công ty do mình thành lập, để rồi lại quay về thống trị... một trong số những câu chuyện đó là về cái chết và sự minh triết của nó.
“Cái chết là cái đích mà tất cả chúng ta đều phải đến. Không ai trong chúng ta thoát khỏi nó. Cái chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống. Đó chính là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại đi những người già để mở đường cho những người trẻ. Ngay lúc này, các bạn đang là những người trẻ tuổi, nhưng không lâu nữa, các bạn tốt nghiệp, rồi trở nên già đi, và sẽ bị loại bỏ.
Thời gian của các bạn là có hạn, vì thế đừng lãng phí để sống cho một cuộc đời ai đó. Đừng sống bằng suy nghĩ của người khác. Đừng để quan điểm của những người khác làm mờ nhạt quan điểm của chính bản thân bạn.
Một trong những bí quyết giúp Jobs vượt lên, chính là bởi ông tin vào tình yêu cuộc sống. Đó có thể là tình yêu với nhân viên dưới quyền, hay thậm chí là tình yêu với một ý tưởng của ai đó mà ông thấy hay.
Jobs tìm kiếm tài năng theo cách riêng của mình, như đã từng chia sẻ: “Khi tôi thuê một người ở vị trí cao, tài năng phải là tiền đề. Họ phải thật sự thông minh. Nhưng vấn đề thực sự của tôi là, liệu họ sẽ yêu Apple hay không? Vì nếu họ yêu Apple, mọi việc khác sẽ tự động được giải quyết. Họ sẽ muốn làm điều tốt nhất cho Apple, không phải điều tốt nhất cho họ, cho Steve, hay cho ai khác”.
Hãy yêu và theo đuổi tình yêu đó tới cùng, đó cũng là điều Steve thường nói với các cộng sự của mình.
Ngày nay, Jobs được gọi là “CEO thành công nhất”. Steve Jobs, 53 tuổi, thậm chí đã trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu, hình thành nên nền giải trí mà chúng ta xem, cách chúng ta nghe nhạc, những vật dụng chúng ta làm và chơi, và cả cuộc chơi của nhiều doanh nghiệp...
(http://www.ebrandium.com/thu-vien/marketing/chuyen-cua-qua-tao-apple-bi-can-do.html)
"Cái chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống. Đó chính là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại đi những người già để mở đường cho những người trẻ... Steve Jobs". Biểu trưng quả táo cắn dở của hãng Apple mang đến cho tôi nhiều liên tưởng. Đó là trái cấm? Đó là quả táo mà Chúa ngăn cấm Adam và Eva ăn? Rốt cuộc thì Adam vẫn cắn, dù có bị đuổi khỏi vườn Địa đàng. Còn với nhà tỷ phú Steve Jobs - ông cũng... "cắn", nhưng không bị... đuổi khỏi thị trường! Thông điệp ngày xưa của Steve Jobs là “Take a bite” - cắn một miếng đi. Để tận hưởng cái thú được nếm trái cấm, quả táo minh triết.
“Hãy cứ khao khát. Hãy cứ dại khờ” . (Stay hungry. Stay foolish), Jobs vẫn nói. Bởi chỉ có mạo hiểm, mơ ước và sống đúng với đam mê của mình mới có thể thật sự thành công và mãn nguyện.
Hiện nay, khoảng 65% máy nghe nhạc MP3 là iPod, với khoảng 22 triệu chiếc được tiêu thụ, không chỉ ở thị trường Mỹ. Trong khi đó, iTunes kiểm soát 70% thị trường kinh doanh nhạc download. Và cả những thiết kế thanh lịch, gây sốt như iPhone, iPhone 3G, Macbook Air...Chính Steve Jobs, chứ không phải ai khác, với cương vị là người đồng sáng lập, kiêm Giám đốc điều hành Apple, đã cứu ngành công nghiệp âm nhạc đang rơi tự do bởi tác động của các dịch vụ tải nhạc, và chứng tỏ mình là một người “tạo ra xu hướng cho cả thế giới đi theo”.
Tin vào nghĩ khác, làm khác
Nói đến Apple, người ta nghĩ ngay đến sự sáng tạo. Sáng tạo từ việc tung ra sản phẩm mới, đến cách đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Hơn bất kì ai, giám đốc của Apple luôn tin tưởng vào sự khác biệt. Steve tin rằng thế giới luôn thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Và chính Steve, chứ không phải ai khác, tạo ra sự thay đổi ấy. Con người này thuộc nhóm những doanh nhân luôn có những phát ngôn mạnh mẽ, luôn quất những đòn nhạo báng vào các đối thủ của Apple. Không một CEO nào bướng bỉnh, ngoan cố như Jobs khi đưa ra những nguyên tắc riêng, cả tốt và xấu, cả hợp lý và không.
Chiến dịch quảng cáo góp phần không nhỏ vào thành công của hãng, có tên là “Think different”- nghĩ khác, nghĩa là tạo ra xu hướng mới, hướng đến sự tôn trọng tính đột phá trong tư duy, dù cho đó là những tư duy trái ngược với truyền thống.
Ngay bây giờ, Jobs vẫn xem mình là một nghệ sĩ, một “Tổng biên tập sáng tạo” của Apple. Ông xem bản thân là một người đồng sáng tạo ra 103 bản quyền của Apple, mọi thứ, từ giao diện của Ipod, đến hệ thống hỗ trợ thang máy bằng kính được dùng trong các cửa hàng bán lẻ của Apple.
Không chỉ sáng tạo trong kỹ thuật, Steve còn rất sáng tạo trong kinh doanh. Trong khi các công ty sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn vẫn thường triển khai hàng loạt các sản phẩm và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, thì Jobs áp dụng phương thức chỉ tập trung tối đa vào một dự án, để tránh việc phân tán tài chính và nhân lực. “Apple là một công ty 30 tỉ USD, nhưng chúng tôi lại có ít hơn 30 sản phẩm. Tôi không biết liệu điều này đã từng được thực hiện hay chưa. Nhưng chúng tôi muốn tập trung hơn nữa. Mọi người nghĩ rằng tập trung là nói “vâng” với thứ mà bạn phải tập trung vào. Nhưng nó hoàn toàn không phải vậy. Nó có nghĩa là nói không với hàng trăm ý tưởng hay khác đang có. Bạn phải lựa chọn cẩn thận. Tôi thực sự tự hào vì những điều chúng tôi không làm, cũng như những điều đã làm được”, Steve nói.
“Ví dụ rõ ràng nhất là chúng tôi đã bị ép hàng năm trời có theo đuổi PDA. Tôi nhận ra rằng 90% người sử dụng PDA chỉ lấy thông tin từ nó. Rất sớm, điện thoại di động sẽ làm điều này, và thị trường PDA sẽ chỉ còn lại một phần nhỏ không đáng kể.
Nếu chúng tôi nhảy vào PDA, ắt hẳn là Apple đã không đủ tài nguyên để làm Ipod. Chúng ta có thể sẽ không thấy nó xuất hiện”. Đồng thời, trong lúc các công ty có chiến thuật bán hàng qua mạng Internet, thì Steve lại thành lập hệ thống cửa hàng bán lẻ, một chiến thuật mang tên “dòng chảy ngược”.
Hệ thống bán lẻ giúp khách hàng tiếp cận trực tiếp với các sản phẩm mới của công ty. Các mặt hàng được trưng bày đẹp mắt và sang trọng, nhân viên sẵn sàng hướng dẫn sử dụng cho khách hàng một cách thành thạo.
Những ý tưởng mới liên tục ra đời, và nổi bật ở khả năng sẵn sàng tiếp cận thị trường bằng những sản phẩm mang tính mạo hiểm. Apple mạo hiểm là kẻ đi tiên phong trong công nghệ không dây, sản xuất thiết bị nghe nhạc di động và tung ra một cửa hàng bán nhạc trực tuyến.
Ai cũng hiểu rằng, rất khó để có thể giành được thành công ngay. Kẻ đi tiên phong đơn giản chỉ làm nhiệm vụ xác định tiềm năng của một thị trường non trẻ chưa ai khai thác. Nhưng tất nhiên, thực tế thì, như tất cả mọi người đều thấy, Apple đã tìm ra cách để thành công.
Hãng này luôn im lặng mỗi khi tung ra một sản phẩm mới. Nhưng ngay cả khi không có sự kín tiếng chiến thuật đó, thì vẫn luôn có sự háo hức chờ đợi và hồi hộp của các khách hàng mỗi đợt phát hành. Bởi dường như ý nghĩ Apple gắn liền với “đột phá” và “cách mạng” đã in sâu trong tiềm thức mỗi chúng ta.
Rất hiếm khi Steve Jobs và “quả táo cắn dở” của ông gây thất vọng cho người tiêu dùng.
Tin vào tình yêu
Một buổi sáng đầu năm 2004, Steve Jobs mời bác sĩ riêng tới khám định kì. Sau khi kiểm tra kĩ lưỡng, vị bác sĩ đưa ra một chẩn đoán điếng người: có một khối u ung thư trong lá lách của Steve. Và ông sẽ chỉ còn sống được vài tháng nữa.
Vui vẻ "tái sinh" chính là điều khiến Steve khác biệt với những ông chủ các hãng máy tính khác ở Silicon. (Ông cũng bỏ dở việc học ở ĐH Stanford giống như Bill Gates và Michael Dell, cũng chung tay gây dựng công ty khi mới khởi nghiệp như những người sáng lập Hewlett Packard hay Google...)
Sau mỗi lần thất bại hay gặp những biến cố lớn, dường như con người này càng trở nên sáng tạo và quyết liệt hơn. Steve luôn nhìn mọi thứ ở góc độ lạc quan, rằng đó chính là “phát minh độc đáo của cuộc sống. Và điều quan trọng là người ta có đủ sức dón nhận nó, đủ can đảm thích ứng với nó hay không”.
Căn bệnh mà Steve phải đối mặt là ung thư - một bệnh đã mặc định trong suy nghĩ của mỗi chúng ta, là một con quỷ phát triển âm thầm và không có thuốc chữa.
Mặc dù rất nhiều bác sĩ đã khẳng định: loại ung thư mà Jobs mắc phải, và cuộc phẫu thuật mà ông đã thực hiện, sẽ mang lại cho ông nhiều cơ hội sống hơn bao giờ hết. Nhưng không có gì là chắc chắn với ung thư cả.
Steve đã phát biểu tại một buổi lễ tốt nghiệp của ĐH Stanford, thật ra chỉ đơn giản là kể lại một chuỗi những câu chuyện của doanh nhân thành đạt, sau khi trải qua một cuộc đời đầy sóng gió: bỏ học ĐH, mày mò lắp ráp máy tính, bị đuổi khỏi công ty do mình thành lập, để rồi lại quay về thống trị... một trong số những câu chuyện đó là về cái chết và sự minh triết của nó.
“Cái chết là cái đích mà tất cả chúng ta đều phải đến. Không ai trong chúng ta thoát khỏi nó. Cái chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống. Đó chính là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại đi những người già để mở đường cho những người trẻ. Ngay lúc này, các bạn đang là những người trẻ tuổi, nhưng không lâu nữa, các bạn tốt nghiệp, rồi trở nên già đi, và sẽ bị loại bỏ.
Thời gian của các bạn là có hạn, vì thế đừng lãng phí để sống cho một cuộc đời ai đó. Đừng sống bằng suy nghĩ của người khác. Đừng để quan điểm của những người khác làm mờ nhạt quan điểm của chính bản thân bạn.
Một trong những bí quyết giúp Jobs vượt lên, chính là bởi ông tin vào tình yêu cuộc sống. Đó có thể là tình yêu với nhân viên dưới quyền, hay thậm chí là tình yêu với một ý tưởng của ai đó mà ông thấy hay.
Jobs tìm kiếm tài năng theo cách riêng của mình, như đã từng chia sẻ: “Khi tôi thuê một người ở vị trí cao, tài năng phải là tiền đề. Họ phải thật sự thông minh. Nhưng vấn đề thực sự của tôi là, liệu họ sẽ yêu Apple hay không? Vì nếu họ yêu Apple, mọi việc khác sẽ tự động được giải quyết. Họ sẽ muốn làm điều tốt nhất cho Apple, không phải điều tốt nhất cho họ, cho Steve, hay cho ai khác”.
Hãy yêu và theo đuổi tình yêu đó tới cùng, đó cũng là điều Steve thường nói với các cộng sự của mình.
Ngày nay, Jobs được gọi là “CEO thành công nhất”. Steve Jobs, 53 tuổi, thậm chí đã trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu, hình thành nên nền giải trí mà chúng ta xem, cách chúng ta nghe nhạc, những vật dụng chúng ta làm và chơi, và cả cuộc chơi của nhiều doanh nghiệp...
(http://www.ebrandium.com/thu-vien/marketing/chuyen-cua-qua-tao-apple-bi-can-do.html)
pnthuyngan- Lớp : dh10nh
Tổng số bài gửi : 225
$ : 52839
Birthday : 28/12/1991
Re: Chuyện của "quả táo Apple bị cắn dở"
thanks nha. bài hay lắm
anihua- Lớp : dh10nh
Tổng số bài gửi : 849
$ : 54379
Birthday : 12/10/1991
Similar topics
» Apple Safari 5.0.2 (33.18.5) Final - Trình duyệt cao tốc, bóng bẩy của Apple
» Chuyên đề năm 3
» Ngán “chuyện ấy” khi còn trẻ
» Chuyên đề năm 3
» Ngán “chuyện ấy” khi còn trẻ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
12/10/2012, 9:00 pm by darksin00000
» Itazura na kiss - Thơ Ngây bản phim hoạt hình
15/4/2012, 3:15 pm by Galaxy2012
» [MF] Bleach (Ichigo) vietsub 1 - 266 ^^
7/4/2012, 6:27 pm by minamoto
» Air Vietsub mediafire (full) - rat cam dong hix
6/4/2012, 1:01 am by vitaminnie
» HK2 (2011-2012)
1/4/2012, 8:15 pm by minamoto
» SĐT GVCN + BCS
1/4/2012, 8:09 pm by minamoto
» SĐT THÀNH VIÊN 10NH
1/4/2012, 8:07 pm by minamoto
» Lấy file "CER", "KEY"cực nhanh,5 phút. Không phải chờ từ trang OPDA!
30/3/2012, 1:12 pm by bisad
» Thủy thủ mặt trăng (full link) ^^
19/3/2012, 4:58 pm by ngohuedl
» Điện thoại bị virus phải làm sao???????????
26/2/2012, 2:19 am by vietmeo87